Biện pháp thi công mẫu

Cột D400:

Cột D600:

Cột D800:

Cột D1000:

Cột D1900:

BIỆN PHÁP THI CÔNG COPPHA CỘT TRÒN

BƯỚC 1:

1.1 Trước khi ghép nên quét dầu đều lên bề mặt tiếp xúc với bê tông. Ghép các tấm coppha lại với nhau sao cho chỗ ghép luôn đúng theo nguyên tắc Âm – Dương, tức là cạnh ghép có phần nhô ra của tấm này sẽ ghép cùng cạnh ghép có phần khuyết vào của tấm kia.

Trường hợp cột có đường kính lớn và được ghép từ nhiều miếng ván coppha khác nhau thì cũng vẫn tuân theo quy tắc trên để tiến hành lắp dựng.

1.2 Đối với cấu kiện cột có chiều cao lớn hơn chiều cao tối đa là 3000 mm hoặc 2400 mm thì được ghép nhiều cấu kiện lại với nhau theo nguyên tắc so le nhau.

1.3 Đối với cột có chiều cao đặc biệt có thể dùng biện pháp ghép coppha đuổi.

 Trường hợp này vị trí chênh lệch giữa 2 cấu kiện ít nhất là 500 mm – Phần bê tông đổ mỗi giai đoạn cũng không được bằng chiều cao ván ghép phía trên cùng ( thông thường cách mép coppha 500 mm ).

 Khi lên đến độ cao mà thanh chống không vươn tới được thì việc duy trì khoảng cách giữa bê tông và ván ghép cũ cũng như độ chênh lệch giữa ván cũ với ván ghép mới sẽ rất cần được lưu ý vì việc này quyết định đến 2 yếu tố: Độ thẳng cột bê tông và Sức chịu lực của ván khuôn khi thi công đổ bê tông đợt sau.

BƯỚC 2:

2.1 Đánh dấu cao độ đai đầu tiên cách mặt đất 50mm chọn 4 điểm bất kỳ trên cùng 1 cao độ ở xung quanh cột, sau đó dùng đinh (đinh nhỏ hoặc đinh bê tông) đóng vào 4 điểm đã đánh dấu (lưu ý: không đóng đinh sâu quá làm tăng nguy cơ hỏng ván khi đổ bê tông – thông thường đóng đinh ngậm vào ván khoảng 3 mm). Sau khi đóng đinh xong đặt đai thép đầu tiên lên và siết ốc – Bu lông dùng trong coppha cột tròn là loại đường kính 22 mm, dài 100 mm. 

2.2 Sau khi đã cố định được đai đầu tiên ta tiến hành đánh dấu tương tự cho những đai tiếp theo với khoảng cách đai như đã nêu ở bảng tổng hợp phía trên – đó được gọi là những đai chính. Ngoài ra có những vị trí phải bổ sung đai phụ là những vị trí ghép coppha – Nên bố trí một đai phụ ngay tại điểm ghép nhằm tăng cường sức chịu lực của ván và tránh mất nước bê tông tại vị trí ghép.

2.3 Quá trình siết đai thép nên được thực hiện bởi 1 cá nhân bởi lực siết của một người đều tay sẽ làm tăng tính thẩm mỹ của cột bê tông thành phẩm – tránh tình trạng xuất hiện vết thắt bê tông trên cột thành phẩm.

2.4 Đai biện pháp được gia công bằng cách uốn thép V bằng chu vi mặt ngoài của cột trừ bớt đi 30mm.

-        Đai biện pháp được siết chặt bằng ốc và bu lông cùng loại với đai thép. Khoảng cách bố trí đai biện pháp không có quy định cụ thể mà tùy thuộc vào thực trạng thi công tại công trường. Thanh chống xiên và chống chân cột cũng không nhất định – có thể dùng thanh chống giàn giáo hoặc thép hộp 50x50.

-        Trường hợp cột cao đến 6000 mm có thể dùng cáp và tăng đơ để định vị cột.

BƯỚC 3:

3.1 Bơm foam vào chân cột để tránh mất nước bê tông.

3.2 Trong quá trình đổ bê tông dùng đầm đầm kỹ bê tông nhằm đảm bảo cho bề mặt cột thành phẩm nhẵn và không bị rỗ bê tông. Có thể kết hợp dùng búa cao su đập bề mặt bên ngoài coppha.

VẬN CHUYỂN – BỐC DỠ - BẢO QUẢN CỘT TRÒN

1. VẬN CHUYỂN:

1.1 Coppha cột tròn thường được đóng thành kiện tròn đối với cột đường kính từ 1500 mm trở xuống và xếp tấm đóng kiện đối với cột tròn có đường kính từ 1600 mm trở lên. Khi đóng vào container sẽ được ghi chú vào phần mép ván theo nguyên tắc Đường kính cột x Chiều cao cấu kiện ( có thể tùy theo chiều cao tổng thể hoặc đơn đặt hàng ) x Số lượng tấm trong 1 kiện.

Đối với coppha được ghép thành kiện tròn lưu ý khi mở dây đai phải cẩn thận do sức căng của ván rất lớn có thể gây mất an toàn lao động nếu không chú ý.

1.2 Đai thép được bó thành từng bó riêng biệt số lượng là 10 đai 1 bó – trường hợp lẻ sẽ được bó riêng nhưng sẽ nhỏ hơn 10 đai 1 bó. Đai thép được đánh ký hiệu đường kính cột trên 1 đai trong 1 bó nhất định để phân biệt với những cột khác nhau trong cùng một đơn hàng. Số lượng đai thép này được tính dựa trên khoảng cách đai bình quân trong một cấu kiện cột đã được nêu ở bảng trên.

1.3 Ốc và bu lông – thông thường nếu số lượng nhỏ sẽ được đóng chung vào hộp giấy hoặc túi bóng đựng trong bao tải. Tuy nhiên ở một số trường hợp số lượng lớn sẽ được đóng kiện riêng biệt ốc và bu lông.

2. BỐC DỠ:

2.1 Có thể dùng xe nâng tầm 2,5 tấn sao cho độ dài cần nâng hạ lớn hơn chiều dài trung bình cấu kiện (1500 mm) tránh tình trạng trong quá trình nâng làm mất thăng bằng kiện coppha gây hỏng bề mặt tiếp xúc với bê tông. Khi nâng hạ bằng cần xe nên dùng vải hoặc vật liệu mềm bọc đầu cần nâng lại giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng đến bề mặt ván tiếp xúc với bê tông. Sau cùng nâng và di chuyển cấu kiện vào nơi bảo quản chờ sử dụng.

2.2 Sau khi bốc dỡ cấu kiện phía ngoài cùng xong thì dùng cáp kéo lần lượt từng cấu kiện phía trong ra ngoài – Lưu ý khi kéo cố gắng kéo toàn bộ lớp cấu kiện ra cùng một lúc tránh tình trạng rơi vỡ ngay bên trong thùng container. Sau đó bốc dỡ theo thứ tự từ trên xuống.

2.3 Đối với cấu kiện lớp trong cùng có thể dùng thêm dây cáp hoặc xích nhằm tăng chiều dài từ xe nâng đến cấu kiện hàng hóa trong cùng. Các bước tiếp theo làm như những bước trên.

2.4 Trường hợp không có xe nâng loại lớn có thể dùng xe nâng nhỏ và Cẩu tự hành có kích thủy lực – trước tiên kích sàn Cẩu tự hành lên bằng sàn Container, sau đó cẩu xe nâng lên sàn xe cẩu và xe nâng sẽ di chuyển bốc dỡ hàng trên sàn xe cẩu và sàn container, cuối cùng dùng cẩu tháp cẩu coppha vào nơi bảo quản chờ sử dụng.

3. BẢO QUẢN:

3.1 Đối với coppha chưa sử dụng thì cấu kiện được bảo quán nơi khô ráo và thoáng mát – Thời gian bảo quản trước khi sử dụng không nên quá 2 tháng nếu để ở nơi ẩm thấp. Có thể dùng bạt mỏng để che phủ cấu kiện khi chưa sử dụng.

3.2 Khi sử dụng xong thì nên ngay lập tức lựa chọn vị trí thích hợp để bảo quản đợi tái sử dụng lần sau.

3.3 Thông thường không cần phải quét sơn hay nhựa đường lên mép ván coppha để bảo quản. Đối với coppha đã thi công sẽ có hiện tượng chỗ mép ván hơi trương lên – tuy vậy sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng cột lần đổ sau do độ trưởng nở của ván rất nhỏ và không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cột bê tông cũng như thông số cơ lý của ván.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Coppha ván ép phủ phim định hình cột tròn

  Coppha cột tròn   ván ép phủ phim: được làm từ gỗ bạch dương, ép nhiệt 2 lần để tạo thành khuôn mẫu cột tròn và được gia công tỉ mỉ từ bề ...